1. Trong thời kì cấm cách và bách hại dưới triều đại vua Cảnh Thịnh (1792- 1802), với chiếu chỉ cấm đạo trên toàn quốc ngày 17 tháng 8 năm 1798 các giáo dân phải tìm nơi ân trốn. Một số giáo dân ở vùng Dinh Cát, thuộc tỉnh Quảng Trị dã đến lánh nạn tại vùng lắ vằng (La Vang). Lúc trốn tránh ở đây, trong hoàn cảnh ngặt nghèo túng thiếu, nhiều người dân lâm bệnh nhưng không tìm được thuốc men chạy chữa. Ban đêm họ họp nhau cầu nguyện dưới một gốc cây đa cổ thụ, lần hạt kêu xin Đức Mẹ cứu giúp qua cơn nguy biến.
Một hôm, khi đang cùng nhau cầu nguyện lần chuỗi, đột nhiên mọi người ngỡ ngàng khi thấy Đức Mẹ hiện ra trong ánh sáng hào quang rực rỡ với vẻ nhân từ, âu yếm, tay bồng Hài Nhi Giê-su, co hai thiên thần cầm đèn chầu. Đức Mẹ đem lời an ủi họ vui lòng chịu khổ, giữ vững đức tin. Đức Mẹ dạy hái la chung quanh đó, nấu uống sẽ lành các chứng bệnh... Mẹ lại ban lời hứa: "Các con hãy tin tưởng, hãy vui lòng chịu đau khổ, hễ ai chạy đến cầu khẩn cùng Mẹ ở chốn này, Mẹ sẽ nhận lời ban ơn theo ý nguyện"
Sự kiện xảy ra trên thảm cổ gần gốc cây đa cổ thụ, ơi các giáo dân đang họp nhau cầu nguyện. Sau đó, Mẹ còn hiện ra nhiều lần như vậy để nâng đỡ và an ủi con cái trong cơn hoạn nạn. Quả thật, kể từ ngày đó, Đức Mẹ La Vang đã làm biết bao sự lạ, ban ơn cứu giúp những ai thành tâm kêu xin. Sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại núi rừng La Vang được truyền tụng cho các thế hệ cho đến ngày nay. Một nhà thờ đã được xây dựng gần ba cây đa, nơi Đức Mẹ đã hiện ra và được Tòa Thánh tôn phong là Tiểu vương cung thánh đường La Vang từ năm 1961.
2. Trong mô tả ngày xưa khi hiện ra lần đầu tiên thì Đức Mẹ như đứng trên mây cùng ánh sáng tỏa ra sáng soi cho người dân trong lúc đau khổ khốn cùng. Đức Mẹ Bế Hài Nhi Giê Su ngự từ thiên đường xuống, nơi của những thiên thần. Với trang phục gấm thêu hoa tinh xảo (Đức Mẹ La Vang Cổ) hoặc Áo dài truyền thống của Việt Nam (Đức Mẹ La Vang Việt Nam), do đó có 2 mẫu tượng tượng trưng hại sự mô tả hình ảnh này. Đức Mẹ La Vang Áo Dài lại đặc biệt nổi tiếng trên toàn thế vì đậm chất truyền thống Việt Nam nhưng ở những nước khác cũng có nhiều hinh ảnh tượng khác nhau nhằm phù hợp với đặc điểm văn hóa của từng quốc gia riêng biệt.
3. Các nghệ nhân đã đặt biệt khắc họa lên hình ảnh của Đức Mẹ La Vang lên bằng nghệ thuật chạm khắc tượng. Điêu Khắc Văn Chương với hơn 20 năm trong lĩnh vực tạo hình và sản xuất tượng, chuyên nghiệp và tỉ mỉ, họ tâm huyết trên chính những bức tượng mình tạo ra. Từng khâu sản xuất và giám sát đều được kiểm soát một cách chặt chẽ để đảm bảo được những yêu cầu chất lượng đến từ khách hàng và cả những yếu tố phong thuỷ. Sản phẩm có thể linh hoạt biến tấu màu sắc, kích thước theo yêu cầu. Sản phẩm được đảm bảo khâu vận chuyển, bảo hành lỗi và bảo hành về thời gian tối đa.